TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

  Lượt xem: 2273

Hội thảo: "Những vấn đề đương đại trong Trọng tài Quốc tế"

Giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại quốc tế vốn là một phương thức được ưa chuộng với nhiều ưu điểm nhất định so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Trọng tài cũng dần trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ của khoa học công nghệ, phương thức trọng tài quốc tế cũng đang có những sự thay đổi quan trọng. Việc nắm bắt và hiểu rõ về những vấn đề trong thực tiễn giải quyết tranh chấp trọng tài quốc tế có ý nghĩ rất quan trọng đối với quá trình hội nhập của Việt Nam. Vì vậy, Khoa Luật Quốc tế dự kiến tổ chức hội thảo cấp khoa với chủ đề: “Những vấn đề đương đại trong trọng tài quốc tế”

Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các giảng viên, học giả, chuyên gia nghiên cứu và thực hành pháp luật trọng tài tham dự Hội thảo bằng cách điền vào biểu mẫu tại liên kết sau: 

Link đăng ký tham dự hội thảo: https://forms.gle/CRgNoFtak985bmWb7

-------------------------

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Stt

Thời gian

Hoạt động

Người trình bày

 

8:00-8:10

Tiếp đón đại biểu

 

 

8:10-8:15

Phát biểu khai mạc

PGS. TS. Trần Việt Dũng

 

 

Chủ đề 1: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về Thẩm quyền của Trọng tài

Chủ tọa: GS. TS. Đỗ Văn Đại

1

8:15-8:25

Trọng tài áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp

GS. TS. Đỗ Văn Đại

(Trưởng khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP. HCM; Viện sĩ, IACL; Trọng tài viên, VIAC)

ThS. Nguyễn Hoàng Tú Linh

(Giảng viên Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP. HCM)

2

8:25-8:35

Thoả thuận trọng tài - Góc nhìn so sánh pháp luật Việt Nam với Hàn Quốc trong mối liên hệ với Luật mẫu 2006

LS. Nguyễn Trung Nam

(NCS, Đại học Coventry; Giám đốc VIArb; Trọng tài viên, VIAC; Luật sư thành viên, EPLegal)

3

8:35-8:45

Về một khuynh hướng mới trong tranh chấp trọng tài: Tranh chấp liên quan đến tài sản mã hoá và một số lưu ý cho các bên liên quan

TS. LS. Nguyễn Quốc Vinh

(Luật sư thành viên, Tilleke & Gibbins Việt Nam; Trọng tài viên, VIAC)

4

8:45-8:55

Phân định thẩm quyền giữa trọng tài và toà án trong giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

TS. Cao Nhất Linh

(Giảng viên, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ)

 

8:55-9:45

Thảo luận

 

 

9:45-10:00

Chụp ảnh – Giải lao

 

 

 

Chủ đề 2: Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về Tố tụng trọng tài

Chủ tọa: ThS. NCS. Nguyễn Thị Lan Hương

5

10:00-10:10

Học thuyết “phi địa phương hoá” (Delocalization Theory) trong thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế

PGS. TS. Trần Việt Dũng

(Trưởng khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. HCM)

6

 

 

10:10-10:20

Quyền được xét xử trực tiếp trong tố tụng trọng tài

TS. Lê Nguyễn Gia Thiện

(Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM)

7

10:20-10:30

Sử dụng nhân chứng chuyên gia trong trọng tài xây dựng quốc tế và một gợi mở cho Việt Nam

ThS. Nguyễn Mai Linh

(Giảng viên, Trường Đại học Luật Hà Nội)

 

10:30-11:00

Thảo luận

 

8

11:00-11:10

Toà án tạo điều kiện cho hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng: Gươm báu trong xó bếp?

ThS. Phạm Sơn Tùng

(VILAF – Hồng Đức)

9

11:10-11:20

Trọng tài GAFTA - Những điểm đặc thù và lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam

 

PGS. TS. Hồ Thuý Ngọc

(Trưởng bộ môn Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương; Trọng tài viên, VIAC; Thành viên cá nhân, GAFTA)

 

11:20-11:45

Thảo luận

 

 

11:45-11:50

Tổng kết và Bế mạc Hội thảo

PGS. TS. Trần Việt Dũng

Nguồn: Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật TP HCM (https://luatquocte.hcmulaw.edu.vn/vi/thong-bao-tin-tuc-304/hoi-thao-nhung-van-de-duong-dai-trong-trong-tai-quoc-te?fbclid=IwAR3_egTmO5M_6snTy48FUn49v932oYNWyacmT1LPZ8CcyBKZ5mpZEOblT1Y)