TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG

  Lượt xem: 4312

Nghỉ việc báo trước 30 ngày, người lao động vẫn phạm luật?

Theo quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải thông báo để người sử dụng lao động biết trước trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, có phải cứ báo trước thì người lao động sẽ được nghỉ việc?

Báo trước 30 ngày chỉ là "điều kiện cần"

Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ:

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

- Không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

- Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;

- Nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh (đối với lao động nữ);

- Bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Đồng thời, phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày.

Điều này đồng nghĩa, muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động phải đảm bảo 02 điều kiện:

Một là, có lý do nghỉ việc theo luật định.

Hai là, báo trước ít nhất 30 ngày.

Và như vậy, những lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn sẽ không có quyền báo trước rồi nghỉ khi không có lý do. Mọi trường hợp vi phạm sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

Lưu ý: Theo quy định hiện hành, chỉ người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới được nghỉ việc khi báo trước ít nhất 45 ngày mà không cần lý do.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), người lao động có thể được nghỉ việc mà không cần lý do, chỉ cần tuân thủ về thời gian báo trước.

Muốn nghỉ việc, cứ thông báo trước sẽ được nghỉ? (

Nghỉ việc báo trước 30 ngày, người lao động vẫn phạm luật?​ (Ảnh minh họa)

Dù phạm luật, rất ít người lao động phải bồi thường

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm về thời hạn báo trước thì bồi thường thêm một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Quy định là vậy nhưng thực tế, rất ít doanh nghiệp yêu cầu người lao động thực hiện nghĩa vụ này.

Bởi lẽ, số tiền mà người lao động phải bồi thường thường không lớn, trong khi thời gian, chi phí, thậm chí là hình ảnh mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu người lao động không hợp tác lại không hề nhỏ.

Tóm lại, doanh nghiệp tạo điều kiện để người lao động được nghỉ việc khi có nhu cầu thì người lao động cũng nên tôn trọng doanh nghiệp bằng việc chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp cũng như của pháp luật.

Nguồn: LuatVietNam

Link truy cập: https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/thong-bao-truoc-khi-nghi-viec-562-23741-article.html

TIN KHÁC
Infographic: Tài sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng?
Infographic: Mức phạt với các vi phạm trên Facebook từ 15/4/2020
Infographic: Các trường hợp người lao động được nghỉ không lương 2020
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020
Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH năm 2020
Infographic: 4 loại giấy tờ quan trọng được thay mới trong năm 2020
Infographic: Bộ luật Lao động của Việt Nam qua các thời kỳ
BỘ PHÁP ĐIỂN ĐIỆN TỬ_CĐ: BẢO HIỂM Y TẾ (P4)
BỘ PHÁP ĐIỂN ĐIỆN TỬ_CĐ: BẢO HIỂM Y TẾ (P3)
BỘ PHÁP ĐIỂN ĐIỆN TỬ_CĐ: BẢO HIỂM Y TẾ (P2)
BỘ PHÁP ĐIỂN ĐIỆN TỬ_CĐ: BẢO HIỂM Y TẾ (P1)
Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong tháng 8 năm 2019
Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong tháng 7 năm 2019
Thông cáo báo chí Văn bản quy phạm pháp luật ban hành trong tháng 6 năm 2019
8 loại giao dịch doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt
Infographic: 20 điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi
Infographic: Tổng quan 6 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2019
Infographic: Hệ thống pháp luật Việt Nam qua những con số
Infographic: 5 điểm mới nổi bật của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi